Răng khôn đau nhức, khó chịu là nỗi ám ảnh của nhiều người. Cơn đau nhức không chỉ kéo dài mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vậy, răng khôn đang sưng đau có nhổ được không? Bài viết dưới đây của nha khoa Thúy Đức sẽ giúp các bạn tìm được câu trả lời phù hợp.
Nguyên nhân gây đau răng khôn?
+ Vị trí răng mọc không thuận lợi: Răng khôn thường mọc ở vị trí chật hẹp, không đủ chỗ để mọc thẳng. Điều này khiến cho răng khôn bị lệch, đâm vào răng bên cạnh hoặc nướu, gây đau nhức, khó chịu.
+ Răng khôn mọc ngầm: Răng khôn có thể mọc ngầm, không trồi lên khỏi nướu. Điều này khiến cho răng khôn không thể nhai thức ăn, tích tụ thức ăn thừa, vi khuẩn, gây viêm nhiễm và đau nhức.
+ Răng khôn bị nhiễm trùng: Răng khôn bị nhiễm trùng do vi khuẩn tích tụ ở vị trí mọc răng như sâu răng, lợi trùm, gây đau nhức, sưng tấy, sốt, thậm chí là áp xe răng.
+ Răng khôn mọc muộn: Răng khôn thường mọc muộn khi xương hàm đã phát triển đầy đủ gây đau nhức, khó chịu.
Để xác định chính xác tình trạng mà chiếc răng khôn đang gặp phải, bạn cần phải đến cơ sở nha khoa thăm khám. Sau khi kiểm tra và chụp X-quang, nha sĩ sẽ cho các bạn biết chính xác lí do vì sao răng khôn gây đau nhức. Từ đó, tư vấn cách khắc phục hiệu quả.
Xem thêm: Mẹo giảm đau khi mọc răng khôn.
Biến chứng răng khôn gây nguy hiểm như thế nào?
Răng khôn có thể gây ra nhiều vấn đề khó khăn và biến chứng trong quá trình mọc. Một số người có thể trải qua các triệu chứng như đau đầu, đau răng, sưng nướu, viêm nhiễm và chảy máu nướu do sự xâm nhập của vi khuẩn vào khu vực răng khôn chưa hoàn thiện.
Viêm nhiễm tại chỗ
Là biến chứng hay gặp nhất do sự tích tụ thức ăn và vi khuẩn lâu ngày tại vị trí răng mọc lệch nên có thể gây viêm nhiễm quanh chân răng. Bệnh nhân có các biểu hiện như đau, sưng nề vùng lợi răng khôn, hôi miệng, có mủ hoặc khó mở miệng.
Tình trạng này sẽ tái phát nhiều lần, càng về sau càng nặng hơn. Nếu không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ lan rộng sang các khu vực khác như má, cổ, mang tai, viêm xương…gây nguy hiểm tính mạng.
U nang xương hàm
Nhiễm trùng quanh chân răng hay răng còn sót lại do chưa mọc hoàn chỉnh có thể dẫn tới hình thành khối u xương hàm, làm tiêu chân răng bên cạnh, hỏng xương hàm và các dây thần kinh.
Sâu răng
Răng khôn mọc lệch gây nhiễm khuẩn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn tới sâu răng. Khi răng bị sâu, lỗ sâu tăng kích thước làm phá hủy cấu trúc răng quai hàm, sâu răng ăn vào tủy hay lan rộng sang các vùng khác.
Rối loạn phản xạ và cảm giác
Dưới chân răng có nhiều dây thần kinh. Khi răng khôn mọc lệch sẽ chèn ép dây thần kinh gây mất hoặc giảm cảm giác ở mặt cụ thể là da, môi, răng, niêm mạc. Ngoài ra, răng khôn còn gây ra các hội chứng như đau một bên mặt, phù, đỏ quanh ổ mắt.
Tổn thương răng khác
Răng khôn mọc lệch sẽ ảnh hưởng đến các răng khác bên cạnh. Khe hở giữa răng khôn và răng số 7 làm thức ăn giắt lại, lâu ngày dẫn đến sâu răng số 7. Hơn nữa, răng khôn ép vào sẽ làm tiêu một phần thân và chân răng, thậm chí tiêu xương mặt xa của răng số 7.
Răng khôn đang sưng đau có nhổ được không?
Giai đoạn răng đang sưng nhức, khó chịu là giai đoạn mà nhiều người muốn đến nha khoa để nhổ bỏ chiếc răng này nhất. Thế nhưng răng khôn đang đau có nhổ được không?
Theo các bác sĩ nha khoa, trong trường hợp răng khôn đang trong quá trình mọc và có biểu hiện sưng tấy thì chưa nên nhổ bỏ ngay. Thời điểm này, lợi răng rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi vi khuẩn và có thể gây ra nhiễm trùng nặng nếu nhổ bỏ ngay. Ngoài ra, vùng lợi sưng sẽ khiến việc gây tê gặp khó khăn hơn, thuốc tê cũng khó có thể phát huy tác dụng.
Hầu hết, các nha sĩ thường khuyên bạn đợi hết đợt mọc răng khôn mới nên tiến hành nhổ răng. Khoảng từ 5-10 ngày. Nếu cần thiết phải nhổ sớm, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc chống viêm để làm giảm sưng viêm, sau khi tình trạng sưng đau chấm dứt thì mới tiếp tục nhổ răng được.
Trường hợp nào nên nhổ răng khôn?
Khi răng khôn mọc thường sẽ xuất hiện những tình trạng như: răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt…và đều có những biểu hiện đau nhức khó chịu, sưng nướu không sinh hoạt ăn uống bình thường được. Những trường hợp này sẽ được các nha sĩ chỉ định nhổ răng khôn.
+ Răng khôn mọc gây những biến chứng như đau nhức, u nang, nhiễm trùng nhiều lần và ảnh hưởng tới các răng xung quanh cần phải nhổ răng khôn ngay.
+ Khi răng khôn đã mọc hoàn chỉnh chưa gây ra biến chứng nhưng có khe giắt thức ăn giữa răng khôn và răng số 7 bên cạnh làm ảnh hưởng tới răng số 7 trong tương lai.
+ Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị xương và nướu cản trở nhưng không ăn khớp với răng đối diện gây nhồi nhét thức ăn và lở loét nướu hàm.
+ Hình dạng răng bất thường, quá to hoặc quá nhỏ gây nên hiện tượng nhồi nhét thức ăn bên cạnh và dễ gây ra tình trạng sâu răng và viêm nha chu răng.
+ Răng khôn có bệnh nha chu, sâu răng hoặc là nguyên nhân gây ra một số bệnh toàn thân khác cần được tiến hành nhổ bỏ.
Tìm hiểu: Nhổ răng khôn có đắt không? Chi phí hết bao nhiêu?
Các trường hợp không được nhổ răng khôn?
Không phải trường hợp nào cũng cần phải nhổ răng khôn, bạn có thể tiến hành bảo tồn răng khôn đang mọc trong những trường hợp: Răng khôn mọc thẳng, mọc bình thường, không bị mắc kẹt với những mô xương và nướu, không gây ra các biến chứng khác.
Đây là trường hợp mọc răng khôn tốt nhất và bệnh nhân chỉ cần sử dụng chỉ nha khoa và bàn chải chuyên dụng để vệ sinh sạch sẽ răng khôn.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bác sĩ khuyến cáo không nên nhổ răng vì có thể ảnh hưởng hoặc gây tổn thương cho cơ thể người bệnh.
Bệnh lý toàn thân
Bao gồm các bệnh lý liên quan tới vấn đề đông máu hay các bệnh về máu và người bệnh thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc chống đông máu.
Một số bệnh lý khác như: bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch không thể kiểm soát, các căn bệnh ác tính khác.
Người đang mắc một số bệnh kinh niên và đang phải sử dụng thuốc lâu dài.
Nếu đang ở trong những trường hợp này, bạn cần phải nói rõ tình trạng cho bác sĩ nha khoa để có biện pháp kiểm soát tốt trước khi nhổ răng.
Các bệnh lý tại chỗ
Các bệnh lý tại chỗ bao gồm những trường hợp răng đang trong thời gian điều trị, xạ trị hoặc bị nhiễm trùng. Vùng nhiễm trùng sẽ lây lan từ chân răng xuống xương và chéo sang các vùng nướu xung quanh. Trường hợp này, kể cả khi dùng thuốc gây tê liều mạnh cũng không có tác dụng giảm đau vì thế bệnh nhân sẽ phải trải qua cảm giác rất đau đớn.
Hơn nữa, việc nhiễm trùng có thể lây lan qua đường máu nên bệnh nhân cần ngừng việc nhổ răng để điều trị nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh trước tới khi vết nhiễm trùng khỏi hẳn mới có thể nhổ răng.
Phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt
Trong những ngày này, hormone của phụ nữ thường tăng cao. Việc nhổ răng dễ gây tình trạng viêm nhiễm, mất máu kéo dài. Do đó, tốt nhất nên để qua giai đoạn này mới nhổ răng.
Phụ nữ đang mang thai
Đây là trường hợp bác sĩ cần lưu ý bởi vì phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch không được tốt như lúc bình thường, tỷ lệ nhiễm trùng cao hơn vì thế chị em phụ nữ đang mang thai cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định.
Bên cạnh đó, việc nhổ răng cần can thiệp của thuốc tê và sử dụng thuốc kháng sinh. Mặc dù liều lượng khá nhỏ nhưng cũng có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi và sự phát triển răng miệng của trẻ sau này.
Người vừa khỏi bệnh
Người bị cảm, sốt vừa khỏi bệnh thường có sức đề kháng yếu hơn bình thường, khả năng đông máu và lành thương không tốt. Nên nếu nhổ răng dễ xảy ra nhiễm trùng, chảy máu kéo dài. Do đó, cần phải chờ cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh trở lại mới thực hiện.
Bệnh nhân thường xuyên sử dụng thuốc
Nếu bạn đang thường xuyên sử dụng thuốc chống đông máu ví dụ như thuốc giảm đau hoặc Warfarin thì việc nhổ răng sẽ gây nguy cơ mất máu trầm trọng. Do đó, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện nhổ răng khôn.
Thời điểm thích hợp để nhổ răng khôn?
Răng khôn thường được khuyến cáo nên nhổ càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bạn có thể đi nhổ răng ở bất kỳ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên tốt nhất là làm vào buổi sáng bởi khi đó cơ thể đã trải qua một đêm nghỉ ngơi đầy đủ thì sức chịu đựng sẽ cao.Sau khi nhổ suốt một ngày, bệnh nhân có thể được theo dõi để xem có chảy máu nhiều không, có biến chứng gì không.
Nếu có vấn đề bất thường, bệnh nhân sẽ quay trở lại khám trong ngày và bác sĩ sẽ xử lý dễ dàng hơn. Buổi chiều, sau một ngày lao động, cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng yếu đi. Tuy nhiên, với các bạn có răng đang viêm mà cần điều trị thì việc nhổ buổi chiều cũng không có gì đáng lo ngại.
Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng khôn, bạn hãy tham khảo và thực hiện một số biện pháp chăm sóc khoa học như sau:
Sau khi nhổ răng xong, bác sĩ sẽ cho bạn cắn chặt miếng bông gạc trong khoảng 30 phút để cầm máu và giảm đau. Sau đó, bỏ miếng gạc để máu đông lại. Nếu như vẫn còn tình trạng rỉ máu, bạn có thể dùng thêm một miếng gạc khác.
Thực hiện các biện pháp giảm đau như: chườm lạnh, chườm ấm, sử dụng thuốc giảm đau.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
- Không được súc miệng khi cục máu đông chưa hình thành.
- Chọn bàn chải có lông mềm, kích thước thon gọn chải đều đặn từ 2-3 lần mỗi ngày.
- Thao tác chải nhẹ nhàng, hạn chế tối đa việc chạm vào vùng răng vừa nhổ.
- Không khạc nhổ, hạn chế hắt hơi, không mút chip, nhổ vặt, đá lưỡi, chọc tay …vào vết thương.
Chế độ ăn uống khoa học
- Không ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh, đồ ăn cứng, quá mặn, quá cay, đồ chua, đồ uống có ga và các chất kích thích khác trong 2 ngày đầu tiên.
- Không hút thuốc lá trong ít nhất 2 ngày.
Xem thêm: Trước và sau khi nhổ răng khôn cần chú ý gì?
Địa chỉ nhổ răng khôn uy tín, an toàn
Việc nhổ răng khôn cần tuân thủ một số chỉ tiêu để không gây ra những biến chứng nguy hiểm không đáng có. Do đó, bạn cần tìm địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện việc nhổ răng được an toàn và hiệu quả.
Đến với nha khoa Thúy Đức, băn khoăn có nên nhổ răng khôn khi đang đau sưng không của bạn sẽ được hóa giải bởi tất cả các quy trình kiểm tra và khám xét đều theo tiêu chuẩn của bộ Y Tế với những trang thiết bị hiện đại.
Trong quá trình nhổ răng tại Thúy Đức, mọi dịch vụ đều được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn và vệ sinh tối đa cho khách hàng. Các bác sĩ nha khoa tại đây đều có trình độ chuyên môn cao và đã thực hiện thành công rất nhiều ca nhổ răng khôn từ đơn giản cho đến những ca phức tạp nhất.
Đầu tiên khi đến nhổ răng khôn tại nha khoa, bạn sẽ được các bác sĩ thăm khám và tiến hàng chụp X-quang để biết chính xác tình trạng răng miệng và tím ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bạn đang đau nhức răng, nha sĩ cho bạn thuốc giảm đau về nhà uống. Đến khi hết đau, sẽ tiến hành nhổ răng khôn cho bạn.
Trong quá trình thăm khám, bạn còn được tư vấn và cung cấp thêm thông tin về dịch vụ nhổ răng mới đó là nhổ răng không đau Piezotome. Đây là phương pháp được áp dụng nhằm giúp bệnh nhân không còn phải chịu đau đớn khi nhổ răng.
Nhờ luôn cập nhật những kỹ thuật, công nghệ mới nhất và trang thiết bị hiện đại, Thúy Đức luôn mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất về vấn đề chăm sóc răng miệng. Rất nhiều khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tại đây và có những đánh giá rất tích cực.
Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, bạn hãy vui lòng liên hệ đến Hotline: 093.186.3366 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.